Các thông số khi lựa chọn máy in



Bất kỳ một thiết bị điện tử nào cũng đi kèm với nó là một loạt thông số kỹ thuật mà nếu không hiểu rõ người mua rất có thể sẽ bị bối rối, máy in cũng không phải là ngoại lệ. Khi đi mua máy nếu không tìm hiểu kỹ các thông số bạn sẽ bị choáng ngợp hoàn toàn và mất phương hướng trong việc lựa chọn máy in. Nếu không cẩn thận trong việc xem các thông số này bạn hoàn toàn có thể rước về một chiếc máy in có chất lượng tồi. Dưới đây là những thông số quan trọng mà bạn nên xem qua khi đi mua máy in.
– Độ phân giải DPI: Chỉ số DPI (Dots-per-Inch) là số liệu đo được về số lượng điểm mà máy in có thể in được trên một Inch vuông giấy. Vì vậy nên thông số DPI này càng cao thì bản in ấn sẽ càng có chất lượng, độ sắc nét càng lớn. Đối với các loại máy in bình thường thì 150 dpi sẽ đáp ứng vừa đủ đối với công việc in ấn chữ thông thường nhất, loại máy in 300 dpi thì có thể in ấn được các hình ảnh hay logo nhãn hiệu sắc nét hơn. Công nghệ in laser cao cấp khiến máy in có thể có chỉ số từ 600-2000 dpi giúp cho các bản in ấn vừa sắc nét, giấy trắng sáng.
– Tốc độ in PPM (Papers-per-minute): Thông số tốc độ in này cho biết năng suất in ấn bình thường của máy in sẽ được bao nhiêu bản in ấn trong một phút. Ngoài ra bạn còn có thể bắt gặp các ký hiệu tương tự về năng suất in ấn khác như ipm (images-per-minutes)- chỉ số lượng ảnh mà máy có thể in trong một phút.
– Duplex: Kí hiệu này chứng tỏ máy in của bạn có chức năng in được giấy 2 mặt mà không cần phải đảo mặt giấy.
– Paper Tray: Trữ lượng khay giấy cùng các thông số giấy đi kèm giúp bạn lựa chọn được loại giấy phù hợp vs máy in.
– Máy in đa chức năng:  Khi một loại máy in được gắn cái mác này thì ngoài chức năng là in ấn thông thường ra bạn còn có thể sử dụng nó để phô tô hay scan hoặc làm nhiều việc khác tùy thuộc vào thiết kế của nhà sản xuất
 – Stand-Alone Printing: Loại máy đi kèm với thông số Stand-Alone Printing hay một số tên gọi khác như Stand-Alone, Walk-Up, PC-less thì nghĩa là bạn có thể sử dụng chúng với ổ USB hay thẻ nhớ để in mà không cần phải kết nối với máy tính. Những loại máy này cho độ linh hoạt cao và tỏ ra rất hữu dụng mỗi khi bạn cần phải in tài liệu mà máy tính thì đang gặp trục trặc.
– Ethernet hoặc Internet: cơ sở để kết nối một máy in như một thiết bị mạng riêng biệt, có thể được tự do sử dụng bởi bất kỳ máy tính kết nối với mạng đó. 
– USB– Universal Serial Bus: kết nối vật lý phổ biến nhất cho một máy in với máy tính thông qua cáp. Hầu như tất cả máy in đều có một kết nối USB.
– Máy in không dây(WiFi): kết nối không dây, không cần cáp để kết nối một máy in với một máy tính.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*